Dành cho Cơ quan, Doanh nghiệp

Trang chủ  Giới thiệu  Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Vị trí, chức năng

1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.

2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội trực thuộc Văn phòng Quốc hội.

Nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội

1. Trong công tác tham mưu, tổng hợp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:

a) Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;

b) Tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Đoàn đại biểu Quốc hội trong phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tại địa phương;

c) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;

d) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

đ) Phối hợp phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

e) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, 06 tháng và cả năm; báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Trong công tác hành chính, tổ chức, quản trị, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:

a) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, quản lý kinh phí và tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội để bảo đảm các điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;

b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức, người lao động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, bảo vệ.

3. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ sau đây:

a) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan trung ương và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương; Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương;

b) Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của Văn phòng;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giao.

Cơ cấu tổ chức, biên chế

1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có Chánh Văn phòng và một Phó Chánh Văn phòng; riêng Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An có không quá hai Phó Chánh Văn phòng.

2. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.

Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ bằng phụ cấp chức vụ của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở tại địa phương.

3. Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội nằm trong tổng biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định sau khi trao đổi với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.

Đối với Đoàn đại biểu Quốc hội có dưới mười đại biểu Quốc hội, biên chế công chức của Văn phòng không quá tám người; Đoàn đại biểu Quốc hội có từ mười đến dưới hai mươi đại biểu Quốc hội, biên chế công chức của Văn phòng không quá mười người; Đoàn đại biểu Quốc hội có từ hai mươi đại biểu Quốc hội trở lên, biên chế công chức của Văn phòng không quá mười hai người.

Tùy theo khối lượng và tính chất công việc, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội xin ý kiến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và báo cáo để Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định việc sử dụng thêm lao động hợp đồng.

 Bản in]
Các bài khác