Trang chủ  Tin tức sự kiện  Thông tin Quốc hội và đại biểu Quốc hội
CÂN NHẮC KHI PHỔ BIẾN PHIM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Cập nhật:30/05/2022 9:26:22 SA
Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu nêu ý kiến tại buổi thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu nêu ý kiến tại buổi thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Chiều 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Đây là lần thứ hai, Quốc hội thảo luận toàn thể về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Trước đó, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Tại buổi thảo luận, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đánh giá cao và bày tỏ sự đồng tình với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi.

Trong hai phương án cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 13), ĐBQH Nguyễn Thị Sửu chọn phương án 1, đó là quy định yêu cầu kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bằng tiếng Việt.

Theo bà Sửu, lựa chọn này để thu hút đầu tư nước ngoài, các đoàn sản xuất phim nước ngoài và mở rộng quy mô hợp tác phát triển công nghiệp điện ảnh nước nhà.

Bà Sửu cho rằng, việc phổ biến phim trên không gian mạng (Điều 21) đã được chỉnh lý toàn diện, có quy định chặt chẽ về các chủ thể được phép phổ biến phim trên không gian mạng; có quy định thiết thực về các cơ chế, biện pháp quản lý, giám sát, kiểm soát và trách nhiệm của các tổ chức xử lý vi phạm phổ biên phim trên không gian mạng. Tuy nhiên, khi chọn phương án giao chủ thể phổ biến phim thực hiện tự phân loại đối với phim phổ biến trên không gian mạng, rất cần được Quốc hội cân nhắc vấn đề phân loại đối với phim có yếu tố chính trị, quốc phòng, an ninh trước khi phổ biến trên không gian mạng khi chưa thực hiện thẩm định cấp phép phân loại phim.

Về những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh (Điều 9). Ở khoản 2, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu đề nghị bổ sung nội dung (làm thành điểm mới, gọi là điểm m): phân biệt, đối xử hoặc kỳ thị người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và Công ước về Quyền của người khuyết tật mà Việt Nam là thành viên.

Tại Điều 15 về quyền và nghĩa vụ của các cơ sở phát hành phim. Điểm b, khoản 1: Trao đổi phim, mua, bán, cho thuê, xuất khẩu nhập khẩu phim để phát hành phim, ĐBQH Sửu đề xuất bổ sung cụm ngữ “theo quy định của pháp luật” để thể hiện đúng nội hàm của điều luật và không trùng với khoản 7, Điều 3.

“Tại khoản này, tôi cho rằng có thể viết lại như sau:“b. Trao đổi phim, mua, bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu phim theo quy định của pháp luật””, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu nêu ý kiến.

 Bản in]