Dành cho Cơ quan, Doanh nghiệp

Trang chủ  Giới thiệu  Đoàn đại biểu Quốc hội
CHÂN DUNG VÀ TIỂU SỬ TÓM TẮT CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA IX

Khóa IX

Đại biểu Võ Nguyên Quảng

 

Năm sinh: 01/01/1936

Quê quán: xã Thủy Tân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ tháng 7/1950 đến tháng 7/1954, Ông tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ liên lạc và du kích tại xã Hải Thủy huyện Hương Thủy. Tháng 7/1954 ông nhập ngũ rồi tập kết ra Bắc. Trong thời gian từ 1955 - 1959, sau khi học xong văn hóa, Ông công tác tại nông trường Mỹ Cái-Thanh Hóa.

Từ 9/1959 - 12/1961,Ông chuyển về công tác tại nông trường Sông Lô, tỉnh Tuyên Quang.Tại đây, ông phụ trách công tác Đoàn Thanh niên và làm thư ký Công đoàn của nông trường. Năm 1961 - 5/1964, Ông được cử đi học tại trường Tổng Công đoàn Việt Nam.Tháng 6/1964,Ông được Trung ương chỉ định theo học trường Tuyên Giáo Trung ương chuẩn bị để vào chiến trường miền Nam.

Tháng 3/1965 đến tháng 10/1966, Ông trở vào Nam chiến đấu; được giao nhiệm vụ là Đảng ủy viên Hội đồng Tiền phương tỉnh Thừa Thiên và được điều làm chính trị viên tiểu đoàn thanh niên xung phong của tỉnh. Tháng 11/1966 - 7/1967, Ông là trợ lý chính trị phụ trách thanh niên, lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên.

Từ tháng 7/1967 - 9/1969,Ông là Huyện ủy viên - Chính trị viên phó Huyện đội Phong Điền; Từ tháng 10/1969 - 7/1971, Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền, Chính trị viên, Huyện đội trưởng Quảng Điền; Từ tháng 5/1971 - 10/1972, Thường vụ Huyện ủy Phong Điền, Chính trị viên, Huyện đội trưởng Phong Điền; Từ tháng 11/1972 - 5/1975, Thường vụ Huyện ủy Hương Thủy, Chính trị  viên, Huyện đội trưởng Hương Thủy. Từ tháng 6/1975 - 1978, Ông được phân công làm Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Hương Thủy. Giai đoạn từ 1980-1986 ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Hương Phú.

 Tháng 10/1986-1989, Ông là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 6/1989 - 10/1989, Ông đi học Quản lý Kinh tế tại Liên Xô, sau khi chia tách tỉnh, Ông là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 1990 - 11/1994, Ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh - Đại biểu Quốc hội khóa IX. Năm 1995 cho đến khi nghỉ hưu, ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa IX.


 

Đại biểu Lê Đức Anh

Năm sinh:  01/12/1920.

Quê quán:  xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 1944, Ông tham gia tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Tháng 8 năm 1945, Ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, Chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, Ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, giữ chức vụ Tham mưu phó, quyền Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Nam Bộ.

Đại tướng Lê Đức Anh đã công tác, chiến đấu trên nhiều mặt trận từ Nam ra Bắc. Ông đã tham gia nhiều sự kiện quan trọng, trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn như cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1968; Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn tháng 4 năm 1975.

Ông từng làm Tư lệnh Quân khu 9, Quân khu 7 và Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khơ Me đỏ. Ông từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984. Từ năm 1987 đến 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm 1992, Ông được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước. Trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch nước, ông đã góp phần cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986 đi vào hiện thực, tạo tiền đề cho sự thành công công cuộc đổi mới những năm tiếp theo. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/1994, Ông đã đề nghị và được Bộ Chính trị chấp nhận việc phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng để tôn vinh và ghi công sự cống hiến của các mẹ cho độc lập tự do của Tổ quốc và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Cũng trong nhiệm kỳ này chúng ta đã thực hiện thông thương quan hệ với Trung Quốc, phá thế bao vây cấm


 

Đại biểu Nguyễn Đình Ngộ

 

 

Năm sinh: 20/12/1935

Quê quán: xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau khi tốt nghiệp đại học và lấy bằng Phó tiến sĩ Hóa học, Ông tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường Đại học sư phạm Hà Nội từ 1967-1975. Ông đã từng đảm nhiệm các vị trí như Đảng ủy viên; Bí thư Đảng ủy; Phó chủ nhiệm Khoa Hóa trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sau khi miền Nam giải phóng, Ông trở về công tác tại quê nhà và đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ty (1975-1981) và Trưởng ty Giáo dục tỉnh Bình Trị Thiên (1981-1985) 

Từ 1985-1989, Ông được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên. Trong giai đoạn này, Ông tham gia Quốc hội khóa VII và là Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội.

Từ năm 1989, Ông làTỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và là Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa VIII

Nhiệm kỳ 1992-1997, Ông được bầu vào Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQVN  tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa IX.

Sau khi nghỉ hưu, Ông tham gia sáng lập và làm Hiệu trưởng Trường Đại học dân Lập Phú Xuân-Huế

Ông là đại biểu Quốc hội liên tục trong ba khóa VII, VIII và IX, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

 

 

 


 

Đại biểu Hoà thượng Thích Thiện Siêu

(1921-2001)

 

Năm sinh: 15/7/1921

Quê quán: xã Thủy Châu, huyện Hương Thủy , Thừa Thiên Huế

Hòa Thượng tên thật là Võ Trọng Tường. Năm 14 tuổi, Hoà thượng xuất gia học Phật pháp tại chùa Trúc Lâm - Huế.

Năm 1947, Hòa thượng được Giáo hội cử làm Trú trì Tổ đình Từ Đàm – Huế và giảng dạy cho Tăng Ni ở Phật học đường Báo Quốc và Ni viện Diệu Đức – Huế.

 Năm 1963, khi chế độ Ngô Đình Diệm triệt hạ cờ Phật giáo và vụ thảm sát ở Đài phát thanh Huế xảy ra, Hoà thượng đại diện cho Phật giáo Thừa Thiên ký vào Kiến nghị 5 điều phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Đêm 20/8/1963, Hòa thượng bị bắt giam tại Ty Công an Thừa Thiên, cho đến khi chính quyền Diệm bị lật đổ, Hòa thượng mới được trả tự do.

 Năm 1964-1974, Hoà thượng được mời làm Phó đại diện Phật giáo miền Vạn Hạnh; điều hành và giảng dạy lớp Cao đẳng Phật học chuyên khoa Liễu Quán tại chùa Linh Quang – Huế; đồng thời Hòa thượng còn được mời giảng dạy cho các tòng lâm ở nhiều nơi khác như Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Nguyên và Sài Gòn...

Năm 1981, Hòa thượng được cử làm Trưởng phái đoàn, đại diện cho GHPGVN Thống nhất dự Đại hội Thống nhất Phật giáo cả nước tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Trong Đại hội này, Hoà thượng  được suy cử chức vụ Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN.

 Năm 1984, Hoà thượng được cung cử  vào chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự  GHPGVN.

 Năm 1988, khi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam được thành lập, Hoà thượng được suy cử làm Phó Viện trưởng.  Năm 1997, Hòa Thượng được Giáo hội cung cử làm Viện trưởng Học viện PGVN tại Huế. 

 Hoà thượng là đại biểu Quốc hội liên tiếp 03 Khoá VIII, IX và X, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

 Hòa thượng mất năm 2001 tại Tổ đình Từ Đàm-Huế.


 

Đại biểu Nguyễn Khoa Kim Bội

Năm sinh:  4/01/1948

Quê quán:  xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giác ngộ cách mạng khi đang là học sinh trường cấp 2 Phong Điền và trường cấp 3 Đồng Khánh, bà Nguyễn Khoa Kim Bội đã tham gia phong trào đấu tranh cách mạng của học sinh, sinh viên Huế từ năm 1964 - 1967.

Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1968, Bà phụ trách tuyên huấn xã và phụ trách thiếu nhi xã Phong Hòa. Bà được cử đi học lớp cán bộ Đoàn tại Khu Trị Thiên - Huế và lớp y tá tại E6; sau đó công tác tại bệnh xá E6, Ban y tế Khu Trị Thiên - Huế đến hết tháng 8 năm 1969. Sau một thời gian an dưỡng tại Quảng Bình (8/1969 - 6/1970) Bà vào lại chiến trường và công tác tại Bệnh xá Khu ủy Trị Thiên Huế đến tháng 9 năm 1973.

Sau tháng 9 năm 1973, Bà làm công tác phụ nữ thuộc Ban Dân vận thành phố Huế, Bí thư chi đoàn Dân Binh vận; Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế; Bí thư chi bộ cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế.

Từ tháng 9 năm 1981 đến tháng 3 năm 1987, Bà là thành ủy viên, các khóa 3, 4, 5. Bí thư Đảng Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế.

Từ tháng 3 năm 1987 Bà là Ủy viên thường vụ Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Trị Thiên, đại biểu Hội đồng nhân thành phố Huế khóa 6, 7 và 8; Trưởng ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân thành phố khóa 8; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Huế - Ủy viên Thường vụ Thành ủy Huế khóa 6.

Từ năm 1997 đến năm 2004 Bà là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy viên Thường vụ Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau khi nghỉ hưu, Bà tiếp tục là thành viên của Hội Luật gia tỉnh Thừa Thiên Huế và từng giữ các vị trí như Ủy viên Thường vụ Hội Luật gia tỉnh khóa III; Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Thừa Thiên Huế khóa IV và khóa V; Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Thuận Hóa…

Bà là Đại biểu Quốc hội Khóa IX, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế

 Bản in]